Hướng dẫn quy trình lắp đặt cửa tự động từ A – Z

Cửa kính tự động được sử dụng trong thực tiễn ngày càng nhiều, đặc biệt là ở các tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại, chung cư,… Vậy sử dụng cửa tự động đem lại lợi ích gì? Và quy trình lắp đặt cửa tự động cụ thể ra sao? Hãy cùng Sundoor tìm hiểu chi tiết ngay sau đây!

Lắp đặt cửa tự động

Lắp đặt cửa tự động có lợi ích gì?

Việc lắp đặt cửa tự động sẽ đem lại nhiều lợi ích nổi bật có thể dễ dàng nhận thấy như sau:

  • Lắp đặt cửa tự động giúp bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng. Cụ thể, cửa có độ kín khít với khung cửa cao, từ đó ngăn chặn hiệu quả tình trạng điều hoà không khí bên trong bị thoát ra ngoài. 
  • Chi phí phải chăng, giá trị cao: Vì cửa kính tự động được tích hợp hệ thống cảm biến an toàn, vì thế cửa sẽ tự động ngừng đóng khi phát hiện thấy vật cản trong khoảng không gian mà cửa chạy qua, nhờ vậy làm giảm đáng kể sự cố có thể xảy ra. Bên cạnh đó, với sự phổ biến của mình thì giá thành của loại cửa này cũng khá phải chăng, phù hợp với khả năng đầu tư của hầu hết chủ đầu tư. 
  • Cách sử dụng cửa tự động dễ dàng, thao tác nhẹ nhàng, không tốn sức. Theo đó, cửa sẽ tự động mở ra khi phát hiện thấy có người đến gần và cách cửa một khoảng nhất định. Khi không có người đến gần, cửa cũng tự động đóng lại nhằm đảm bảo tối đa an toàn cho người dùng, giữ gìn không khí bên trong luôn được sạch sẽ, thoáng mát, không để bụi bặm từ ngoài xâm nhập vào.
  • Cánh của cửa tự động được làm từ kính cường lực có độ dày và độ trong suốt cao mang lại tính thẩm mỹ và độ bền cho cửa. Do đó, loại cửa này rất được ưa chuộng và ứng dụng nhiều ở khách sạn, câu lạc bộ, toả nhà văn phòng, trung tâm thương mại, phòng triển lãm,…
  • Đường ray dẫn hướng của cửa tự động thường được làm từ hợp kim nhôm và làm theo cấu trúc dẫn truyền hợp lý nên tuổi thọ cao, tổng số lần đóng mở cửa lên tới hơn 12 triệu lượt. 

Quy trình lắp đặt cửa tự động – SUNDOOR

Tiếp theo đây, Sundoor sẽ hướng dẫn cách lắp đặt cửa tự động chi tiết:

Lắp đặt bộ phận Cơ trong cửa tự động

Trước khi lắp các cánh cửa kính, bạn cần chuẩn bị đầy đủ thiết bị và tiến hành lắp đặt phần cơ. Những thiết bị phần cơ của một bộ cửa kính tự động bao gồm:

  • Thanh ray (rail): Đây là thanh nhôm được làm từ hợp kim, có hình dạng thanh ray trượt để con lăn của cánh cửa dễ dàng di chuyển mỗi khi đóng hoặc mở cửa. Thanh ray trượt thường được cố định bằng đinh vít.
  • Con lăn (door hanger): Con lăn sẽ di chuyển trên thanh ray mỗi lần cánh cửa đóng, mở và được gắn chặt với cửa kính thông qua kẹp kính (đối với loại cửa kính không có khuôn bao cánh). Còn với những loại cửa kính có khuôn bao cánh thì con lăn sẽ được gắn trực tiếp lên khuôn bao cánh cửa.
  • Dây đai truyền động (dây curoa): Đây là dây nối giữa động cơ và các con lăn, chức năng chính của dây đai truyền động là phân bố đồng đều lực từ động cơ của hệ thống điều khiển đến các con lăn. Qua đó tạo ra chuyển động của toàn bộ hệ thống cửa. Bên cạnh đó, dây đai còn có tác dụng gia tăng lực cho con lăn và hạn chế tổn hại đến toàn hệ thống cửa, giúp tăng tuổi thọ của cửa theo thời gian.
Hướng dẫn quy trình lắp đặt cửa tự động từ A - Z
Phần cơ của cửa tự động bao gồm nhiều bộ phận

Bước 1: Dựng vách cố định

Để lắp đặt cửa tự động, trước tiên cần dựng vách cho hệ thống cửa, trong trường hợp khung cửa đã có sẵn vách thì có thể bỏ qua bước này. Những vật dụng cần thiết để làm vách cửa là kính khung nhôm, kính trần, kính khung inox, tường panel, tường xây,… Trong quá trình dựng vách cửa, cần đảm bảo rằng vách được làm theo đúng bản vẽ, thẳng đứng, chắc chắn và giữ chính xác kích thước thông thuỷ cho cánh cửa. 

Bước 2: Lắp đặt thanh ray

Tiếp theo, cần tiến hành lắp đặt thanh ray cho cửa tự động. Cụ thể, chiều dài thanh ray phải được cắt theo đúng bản vẽ, đồng thời khớp với số liệu đo đạc thực tế. Ở bước này, thợ kỹ thuật sẽ bắt cố định thanh ray lên vách cố định cửa đã được dựng tại bước 1.

Nếu vách cố định của cửa là kính thì cần khoan lỗ trước, kết hợp sử dụng bulong cho kính để thanh ray và kính được cố định chắc chắn. Còn nếu vách làm từ kim loại thì sử dụng vít, đối với vách làm từ panel thì dùng đinh rive, hoặc vách là tường xây thì dùng bulong nở (hay còn gọi là tắc kê).

Bước 3: Lắp đặt phần cửa kính

Nếu kính chưa có khung bao cánh cửa thì cắt kẹp kính bằng đúng chiều rộng tấm kính, sau đó lắp kẹp kính vào tấm kính được dùng làm cánh cửa. Tuy nhiên cần lưu ý rằng thao tác lắp đặt phải chuẩn kỹ thuật, đảm bảo rằng cửa kính đã thực sự chắc chắn, đảm bảo không xảy ra tình trạng bị tụt kính. Tiếp đó, thợ kỹ thuật sẽ bắt các cụm bánh xe vào kẹp kính (2 cụm bánh xe ngắn nằm ngoài cùng, bánh xe dài nhất nằm ở cánh cửa đối diện với động cơ, và bánh xe còn lại sẽ nằm ở cánh cửa cùng phía với hệ thống động cơ).

Trường hợp cửa kính đã có khung bao cánh (có thể là khung nhôm, inox,…) thì bắt trực tiếp cụm bánh xe lên cánh cửa. Thứ tự bắt các cụm bánh xe cũng tương tự kính chưa có khung bao cánh. Sau khi bắt bánh xe xong, thợ kỹ thuật cần treo cánh cửa lên ray. Lưu ý cân chỉnh cánh cửa sao cho cửa thẳng đứng và cách đất khoảng 10mm. Ngoài ra, 2 cánh cửa phải cao bằng nhau, lúc đóng lại sẽ tạo thành 1 mặt phẳng. Khi nhận thấy cánh cửa bị cong hoặc kênh nhau thì cần tìm khách khắc phục ngay.

Bước 4: Lắp linh kiện lên thanh ray

Đến bước này, cần tiến hành hành lắp đặt các thiết bị khác của bộ điều khiển tự động như Controller, Motor, Pulley không tải, biến áp,… Đặc biệt chú ý rằng phải lắp đặt Pulley không tải và Motor thật chính xác, cố định chắc chắn để tránh trường hợp 2 thiết bị này bị trượt ra gây nguy hiểm trong quá trình cửa hoạt động. Cuối cùng, thợ kỹ thuật sẽ lắp đặt mắt thần cảm biến cùng một số thiết bị ngoại vi khác.

Hướng dẫn quy trình lắp đặt cửa tự động từ A - Z
Lắp linh kiện lên thanh ray cửa kính tự động

Bước 5: Gắn dây đai truyền động (curoa)

Cần cắt dây đai sao cho đủ độ dài và gắn dây vòng qua Pulley không tải cùng động cơ, sau đó nối dây đai thành vòng tròn khép kín ở 1 trong 2 cụm bánh xe có kẹp nối. Tiếp theo, căng dây đai bằng cách vặn ốc ở phía Pulley không tải, lưu ý rằng dây đai phải được căng vừa đủ để tạo thành 2 đường thẳng song song. 

Khi đã hoàn thành căng dây đai cho 1 cánh cửa, thợ kỹ thuật sẽ tiếp tục mở hết 2 cánh cửa kính ra và bắt dây đai cho cánh cửa còn lại. Sau đó lắp bộ phận dẫn hướng sàn cho cả 2 cánh cửa. Cần mở tối đa 2 cánh cửa tự động về 2 phía để dễ dàng quan sát giới hạn mở cửa của mỗi cánh, tiếp theo đặt con chặn cửa (door stopper) vào 1 cánh và đóng cửa lại. Lúc này, cần bắt cục chặn hành trình ở giữa để khi 2 cánh cửa đóng lại sẽ cách nhau 1 khe hở khoảng 5mm. 

Hướng dẫn quy trình lắp đặt cửa tự động từ A - Z
Gắn dây đai truyền động (curoa) cửa kính tự động

Một lưu ý khác trong quá trình lắp dây curoa là không được để dây bị căng quá, nếu không sẽ gây ra tiếng rít và khiến dây nhanh bị mòn, nghiêm trọng hơn là gây hiện tượng bó hộp số của bộ cửa. 

Xem thêm:

Lắp đặt bộ phận Điện trong cửa tự động

Các thiết bị của phần điện chủ yếu nằm trong bộ điều khiển điện tử. Đây là bộ phận giúp cửa hoạt động một cách tự động. Một bộ điều khiển của cửa tự động sẽ bao gồm các chi tiết sau đây:

  • Mắt thần cảm biến (Sensor): Bộ phận này có tác dụng nhận biết sự di chuyển của con người, con vật để từ đó phát tín hiệu về bộ điều khiển và kích hoạt chế độ tự động đóng/mở của cửa.
  • Mạch điều khiển cửa tự đóng (Controller): Đây là thiết bị có chức năng tiếp nhận tín hiệu từ mắt thần cảm biến cùng một số thiết bị khác và trực tiếp xử lý, sau đó điều khiển motor điện thực hiện thao tác đóng/mở cửa một cách tự động.
  • Motor điện: Đây là phần động cơ điện có chức năng điều khiển cửa đóng mở tự động thông qua dây đai truyền động (dây curoa) được gắn đối xứng với Pulley không tải trên thanh ray của hệ thống cửa tự động.

Bước 1: Hiệu chỉnh tốc độ cửa đóng, mở tự động

Bước đầu tiên trong mục cài đặt phần điện của cửa tự động diễn ra như sau: Thợ kỹ thuật sẽ nối điện nguồn 220V vào cầu đấu hoặc dây điện chờ đã chuẩn bị sẵn. Tiếp đó bật nguồn và hiệu chỉnh tốc độ đóng, mở cửa sao cho hợp lý nhất. 

Hướng dẫn quy trình lắp đặt cửa tự động từ A - Z
Hiệu chỉnh tốc độ cửa đóng, mở tự động

Lưu ý rằng tốc độ đóng mở cửa không nên quá nhanh vì có thể gây mất an toàn cho người đi lại qua cửa. Trong thực tế, người ta thường cài đặt cho cửa tự động mở ra nhanh và đóng lại chậm. Khi đã cài đặt xong, cần cho cửa tự động chạy khoảng 15 – 20 lần để kiểm tra lại toàn bộ quá trình hoạt động của cửa xem đã trơn tru hay chưa.

Bước 2: Đấu nối các thiết bị ngoại vi vào bảng điều khiển

Ở bước này, cần tắt hết điện nguồn, sau đó đấu nối các thiết bị ngoại vi vào bảng điều khiển theo sơ đồ đấu nối được in rõ trong giấy hướng dẫn. Sau khi đã hoàn tất quá trình đấu nối mới được bật điện nguồn và tiến hành kiểm tra, cài đặt các thiết bị ngoại vi sao cho chúng hoạt động một cách ổn định nhất.

Bước 3: Kiểm tra hoạt động của cửa tự động

Cuối cùng, thợ kỹ thuật sẽ lắp nắp che vào thanh ray và lắp mắt thần vào bên trong thanh ray gắn phía trên cùng của bộ cửa. Tiếp đó bật điện nguồn cho cửa hoạt động như bình thường và hiệu chỉnh độ xa gần của mắt thần sao cho chuẩn kỹ thuật.

Sau cùng, cần tiến hành kiểm tra hoạt động của hệ thống cửa tự động và toàn bộ các thiết bị ngoại vi trong khoảng 30 phút. Nếu không phát hiện thấy có gì bất thường thì vệ sinh sạch sẽ toàn bộ cửa và đưa vào hoạt động chính thức.

SUNDOOR – Đơn vị thi công, lắp đặt cửa kính tự động chất lượng

Hướng dẫn quy trình lắp đặt cửa tự động từ A - Z
Sundoor là đơn vị lắp đặt cửa kính tự động uy tín

Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị thi công, lắp đặt cửa kính tự động uy tín thì Sundoor chính là địa chỉ mà bạn nên tìm đến. Trong suốt những năm qua, Sundoor vẫn luôn nhận được sự tin tưởng, lựa chọn của đông đảo đối tác, khách hàng. Bởi với bất kỳ khách hàng nào, chúng tôi cũng đều cam kết đem đến sản phẩm chất lượng nhất với quy cách phục vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng và hiệu quả.

Đặc biệt, Sundoor sở hữu đội ngũ kỹ thuật viên, thợ thi công đã thực hiện lắp đặt cửa tự động thành công cho nhiều công trình lớn nhỏ. Toàn bộ các sản phẩm cửa kính tự động, thiết bị đi kèm đều được Sundoor nhập khẩu từ các thương hiệu lớn. Hơn nữa, Sundoor còn áp dụng chính sách giá phải chăng cho tất cả các khách hàng. Hy vọng với những chia sẻ về quy trình lắp đặt cửa tự động vừa rồi, bạn đọc đã hiểu hơn về từng bước lắp đặt loại cửa này. Để được tư vấn chi tiết hơn nữa về sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi, hãy liên hệ ngay đến hotline 0917272423 của Sundoor!

CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI SUNDOOR

  • VPGD: Tòa nhà Vimeco, Lô E9, Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Nhà máy sản xuất: An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội.
  • Điện thoại: 84-24.6687.6623
  • Hotline: 0917.272.423
  • Email: info@sundoors.vn
  • Website: https://sundoors.vn/
hotline công ty sundoors