Sơn tĩnh điện và sơn thường khác nhau như thế nào ?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sơn đang được bày bán và sử dụng, tuy nhiên sản phẩm được nhiều người sử dụng nhiều nhất đó chính là sơ thường và loại sơn tĩnh điện. Vậy làm thế nào để có thể phân biệt và so sánh sơn thường và sơn tĩnh điện? Công dụng và ưu nhược điểm của các loại sơn này ra sao? Hãy cùng chúng tôi khám phá trong bài viết này nhé.

Sơn tĩnh điện là gì ?

sơn tĩnh điện là gì
Sơn tĩnh điện rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay.

Sơn tĩnh điện được biết đến là dạng vật liệu phủ lên bằng hợp chất hữu cơ dạng bột được gia nhiệt. Thiết bị giúp tạo nên liên kết ion giữa bột sơn với các sản phẩm cần sơn bằng phương pháp tích điện. Phương pháp này sẽ giúp bột sơn có độ bám dính tốt trên bề mặt vật liệu nhờ sự liên kết bền vững giữa dòng điện mang điện tích dương (+) và dòng điện mang điện tích âm (-).

Có thể bạn quan tâm: Báo giá cửa nhôm xingfa nhập khẩu

Công nghệ sơn tĩnh điện xuất hiện vào năm 1950 với tên gọi tiếng Anh là Powder Coating. Ngày nay, sơn tĩnh điện giúp cho chất lượng sản phẩm tốt hơn sau những lần thực hiện quá trình cải tiến. 

Phân biệt sơn tĩnh điện và sơn thường

Việc khác nhau giữa sơn thường và sơn tĩnh điện là vấn đề được rất nhiều khách hàng đang quan tâm. Nó có những điểm khác nhau như thế nào? Khách hàng có thể theo dõi bảng phân biệt dưới đây. 

Sơn thường thường dùng cọ, chổi hoặc là phun để phủ sơn bề mặt sản phẩm đó là khác biệt quan trọng nhất và cũng dễ nhận thấy nhất. Trong khi đó sơn tĩnh điện lại có dạng bột khô đặc điểm là bám dính với bề mặt bằng lực tĩnh điện, để tái sử dụng chúng tự thu hồi sơn phun và trộn thêm vào sơn phun mới.

Đặc điểm Sơn thường Sơn tĩnh điện
Hệ thống sơn Thao tác bằng thủ công nên thường lên màu không chuẩn xác và không có độ bền cao. Thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt với hệ thống dây chuyền hiện đại nên sản phẩm có chất lượng tốt và màu sắc chuẩn
Công nghệ sơn Phụ thuộc vào người thợ sơn và sẽ bị lãng phí nếu người thợ không có kỹ năng tốt. Sở hữu dây chuyền khép kín nên mang đến chất lượng tốt cho bề mặt sơn, tiết kiệm thời gian và lượng sơn cần thiết.  
Bề mặt sơn Phụ thuộc vào người thợ sơn pha chế nước sơn. Nếu pha chế sơn tốt thì sản phẩm sẽ đẹp, đều màu và ngược lại.  Sử dụng phương pháp liên kết ion giúp sản phẩm có độ bền cao. 
Chi phí  Chi phí đầu tư ban đầu thấp.  Chi phí đầu tư ban đầu khá là cao.

Tư vấn: Vách kính mặt tiền có ưu nhược điểm gì?

Phân loại sơn tĩnh điện

Phân loại sơn tĩnh điện
Sơn tĩnh điện phổ biến với dạng khô hơn so với dạng nước.

Người ta thường hay dựa vào tính chất của nó để phân loại sơn tĩnh điện. Với mỗi loại, nó sẽ có những đặc điểm khác nhau. Trong đó: 

  • Sơn tĩnh điện dạng khô: Là dạng sử dụng bột tĩnh điện để phun trực tiếp lên các bề mặt vật liệu sắt, thép, nhôm,… .
  • Sơn tĩnh điện dạng ướt: Là dạng sử dụng dung môi để sơn cho các sản phẩm như gỗ, nhựa, kim loại,… .

So với dạng ướt thì sơn tĩnh điện dạng khô được sử dụng nhiều hơn nhờ vào tính hiệu của hệ thống phun bột và có độ bao phủ lớn hơn. 

Nguyên lý làm việc của sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện hoạt động bằng cách tạo ra lớp phủ trên bề mặt vật liệu nhờ vào súng phun đặc biệt. Khi bột tĩnh điện đi qua súng phun sơn thì sẽ được đun nóng tại đầu kim phun có điện tích dương. Sau đó, kim phun sẽ bắn ra sơn và di chuyển theo điện trường tới chi tiết sơn có tích điện âm. Lúc này nhờ có lực hút giữa các ion điện tích nên bột sơn sẽ bao phủ lên vật liệu cần phun. 

Nhìn chung, thiết bị có nguyên lý hoạt động không quá phức tạp bởi gồm có súng phun sơn và hệ thống dây chuyền tự động. Đặc biệt để đảm bảo được nguyên lý hoạt động thì cần có các thiết bị hỗ trợ khác như buồng phun sơn, thu hồi sơn, hệ thống sấy và bồn hóa chất,… 

Quy trình phun sơn tĩnh điện cho sản phẩm

Quy trình phun sơn tĩnh điện sẽ được áp dụng theo các bước sau đây:

quy trình sơn tĩnh điện
Thực hiện đúng quy trình sơn sẽ mang đến sản phẩm chất lượng tốt nhất.
  1. Xử lý bề mặt sơn: Sản phẩm trước khi phun sơn cần làm sạch sẽ các lớp bị gỉ sét, dầu mỡ trên bề mặt thông qua bể hóa chất. Quá trình này xử lý khá lâu nhưng lại giúp cho khi phun sơn có độ bám dính tốt hơn. 
  2. Sấy khô sản phẩm: Sau khi thực hiện bước đầu tiên, sản phẩm cần được sấy khô để thực hiện bước tiếp theo. Trong trường hợp vật liệu mỏng sẽ phơi khô tự nhiên và sản phẩm dày sẽ được thực hiện phương pháp khò nóng để có thể khô nhanh hơn.
  3. Phun sơn sản phẩm: Để tiến hành quy trình sơn, sản phẩm cần được sử dụng khí nén để làm sạch bề mặt sản phẩm và đồng thời đạt đủ các yêu cầu trên. Khi thực hiện cần phun sơn góc cạnh trước, sơn mặt phẳng sau, sơn phía dưới trước, sơn phía trên sau và tránh phun sơn vào mặt người đối diện. 
  4. Sấy định hình sản phẩm: Hoàn thành ở bước 3, sản phẩm sẽ được đưa vào buồng sấy định hình để sơn được bám chắc, đều màu và đẹp hơn. 
  5. Kiểm tra kỹ sản phẩm và đóng gói: Cuối cùng, sản phẩm nên kiểm tra kỹ về màu sắc, độ bám dính, đều màu, độ sơn phủ kín,…rồi sau đó đóng gói và đưa ra thị trường. 

Cửa sổ mở hất 1 cánh là gì?

Một vài ứng dụng của sơn tĩnh điện trong cuộc sống

Sơn tĩnh điện hoạt động dựa trên nguyên lý tĩnh điện và được ứng dụng phổ biến trong các lĩnh vực công nghiệp. Có thể kể đến như:

  • Ứng dụng sơn kệ, hàng rào, khung cửa, cổng được làm từ nhôm, sắt, thép hoặc mạ kẽm. 
  • Ứng dụng sơn trong công nghệ ô tô, xe máy. 
  • Ứng dụng sơn trong các thiết bị gia dụng.
  • Ứng dụng sơn  trong kiến trúc, trang trí nhà cửa.

Với những chia sẻ thông tin về sơn tĩnh điện, chắc hẳn khách hàng đã phần nào hiểu hơn về sự khác nhau về công nghệ sơn này so với loại sơn thường. Nếu còn thắc mắc nào về thiết bị trên đặt câu hỏi để tư vấn viên của Sundoors.vn có thể giúp quý khách hàng giải đáp thắc mắc nhé. 

hotline công ty sundoors